Thứ Bảy, ngày 27/07/2024 13:37 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: [email protected]
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Thị trường

Đấu thầu vàng miếng với giá tham chiếu giảm

Anh Minh - 07:30 21/05/2024 GMT+7

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng vàng sáng 21/5 với mức giá tham chiếu để tính đặt cọc giảm 290.000 đồng/lượng (ở mức 88,6 triệu đồng/lượng).

NHNN vừa gửi đi thông báo tổ chức đấu thầu vàng miếng tới các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Theo đó, phiên đấu thầu vàng miếng tiếp theo sẽ diễn ra vào lúc 9h30 sáng 21/5 tại Cục Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc sẽ là 88,6 triệu đồng/lượng, giảm 290.000 đồng/lượng so với phiên ngày 16/5 (88,89 triệu đồng/lượng).

Ngoài ra, các quy định đấu thầu vàng khác không thay đổi, bao gồm khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 5 lô (tương đương 500 lượng). Khối lượng đấu thầu tối đa một thành viên được phép đặt thầu là 40 lô (tương đương 4.000 lượng).

Đấu thầu vàng miếng với giá tham chiếu giảm- Ảnh 1.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng vàng sáng 21/5 với mức giá tham chiếu để tính đặt cọc giảm 290.000 đồng/lượng

Bước giá dự thầu là 10.000 đồng/lượng, bước khối lượng dự thầu là 1 lô (100 lượng). Thành viên tham gia đấu giá sẽ phải đặt cọc 10% giá trị khối lượng đăng ký (theo giá tham chiếu). Trước đó, phiên đấu thầu vàng miếng SJC gần nhất diễn ra sáng 16/5 đã diễn ra thành công với 11 đơn vị trúng thầu 123 lô, tương ứng 12.300 lượng. Giá trúng thầu thấp nhất là 88,89 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng. Tổng khối lượng vàng đấu thầu thành công tính đến hôm nay là 27.200 lượng vàng.

Lúc 14h35 chiều 20/5, giá vàng miếng SJC được Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 88,9 - 90,9 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji niêm yết vàng miếng SJC ở mức 88,8 - 90,3 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc đấu thầu vàng miếng là nhằm can thiệp kịp thời, xử lý ngay và luôn tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch ở mức cao, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 

Đáng chú ý, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, ngày 17/5, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 324/QĐ - TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.

Theo đó, nội dung thanh tra gồm: việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Đồng thời, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ; về kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế.

Đoàn thanh tra có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành: Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. Thời gian thanh tra 45 ngày và đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra theo đúng quy định của Luật Thanh tra và các quy định có liên quan.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua các phiên đấu thầu bán vàng miếng nhằm tăng cung trên thị trường. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến việc đấu thầu, kết quả đấu thầu vàng miếng trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị người dân thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

  • SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, CASA tăng mạnh

    Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, số dư CASA tăng cao, đạt 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số kinh doanh khác đều có sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả. Bên cạnh đó SeABank cũng thành công huy động 255 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế.
  • NHNN: Bám sát diễn biến, thúc đẩy tín dụng hỗ trợ nền kinh tế

    Đến ngày 28/6, tín dụng nền kinh tế tăng 6% so với cuối năm 2023, tín dụng tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, đáp ứng các xu hướng mới như tín dụng xanh. NHNN khuyến khích tạo hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) bằng các nguồn lực hiện có, nhưng phải hài hòa các chính, bảo đảm các mục tiêu ngắn và dài hạn, thúc đẩy tăng trưởng đi đôi với kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý.
  • Dự báo tới năm 2030 có hơn 1,2 tỷ tấn hàng hóa qua cảng biển

    Theo quy hoạch Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ, dự báo tới năm 2030, sản lượng hàng hóa qua các khu vực cảng biển sẽ đạt khoảng 1,2 - 1,4 tỷ tấn, với sản lượng hàng hóa container tính theo Teu dự kiến khoảng 46,3 - 54,34 triệu Teu.
  • Nhà bán lẻ bình ổn, không để lương tăng, giá tăng

    Ghi nhận gần một tháng kể từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng cho thấy, giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tại TP Hồ Chí Minh tương đối ổn định và đảm bảo nguồn cung dồi dào. Đồng thời, các nhà bán lẻ nỗ lực bình ổn giá và không để "lương tăng giá tăng".
  • Trợ lực lớn cho bất động sản công nghiệp

    Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam (Công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại của Mỹ tại Việt Nam) nhận xét: Bất động sản khu công nghiệp vẫn tiếp tục là điểm sáng trong thời gian tới, nhất là khi Việt Nam hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện đất công nghiệp cho thuê có tỷ lệ lấp đầy cao, gần như 100%.