Thứ Bảy, ngày 27/07/2024 10:05 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: [email protected]
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Thị trường

Sớm làm rõ những khoản mục cấu thành phải trả trong giá vé máy bay

Diệp Anh - 08:39 15/05/2024 GMT+7

Trước tình trạng thời gian vừa qua, giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân, nhất là trong dịp cao điểm như dịp lễ 30/4 - 1/5, về hoạt động bán vé, niêm yết, kê khai giá, các hãng hàng không cần sớm rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện.

Chú thích ảnh
Máy bay của các hãng hàng không tại sân bay Nội Bài. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN

Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong việc thể hiện thông tin về giá vé trên website, các hãng chưa thể hiện đồng nhất và có nội dung khoản thu dễ gây hiểu lầm về cách gọi, đặt tên, dẫn đến hành khách không nắm rõ chi tiết về các khoản phải trả trong tổng giá vé phải thanh toán.

Bên cạnh đó, các thông tin về các chương trình khuyến mại, chính sách giảm giá vé của các hãng chưa được thể hiện, truyền thông rộng rãi; do vậy giảm khả năng tiếp cận thông tin và mua được các mức giá vé phù hợp của khách hàng.

Tới đây, Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức làm việc với các hãng để thống nhất cách thể hiện, bảo đảm thông tin rõ ràng, đầy đủ.

Về phía các hãng hàng không, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị kịp thời đưa các thông tin về chương trình khuyến mãi, chính sách giảm giá vé của hãng trong các giai đoạn, nâng cao hiệu ứng truyền thông, lan tỏa thông tin để khách hàng có nhu cầu có thể tiếp cận, lựa chọn loại hình giá vé phù hợp với nhu cầu.

Cùng với đó, các hãng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hệ thống bán vé điện tử, hệ thống bán vé qua các kênh đại lý, phát hiện xử lý những hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé vi phạm quy định pháp luật và chính sách của hãng. 

Trước đó, theo kết quả rà soát, kiểm tra giá vé máy bay của các hãng hàng không, tập trung vào giai đoạn từ ngày 1/1/2023 đến ngày 4/5/2024, các hãng đã thực hiện niêm yết giá vé đầy đủ, bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, phụ thu quản trị hệ thống, phụ thu dịch vụ hệ thống, phụ thu dịch vụ tiện ích, phụ thu dịch vụ đặt vé (nếu có), các khoản thu hộ (dịch vụ phục vụ hành khách và đảm bảo an ninh hành khách, hành lý) và thuế VAT.

Hành khách khi truy cập vào các trang web bán vé của các hãng hàng không, sau khi lựa chọn hành trình và ngày đi sẽ nhận được thông tin giá vé đầy đủ cần phải thanh toán trước khi mua vé.

Các khoản phụ thu nằm trong giá vé như phụ thu quản trị hệ thống, phụ thu dịch vụ hệ thống của các hãng dao động từ 430.000 - 480.000 đồng tùy hãng và được thể hiện ở phần phụ phí (cùng với mục thuế, phí và các khoản thu hộ). Tuy nhiên, việc hiển thị thông tin chưa đồng nhất giữa các hãng.

Đối với các vé được bán trực tiếp tại phòng vé, các hãng đều thu thêm một khoản phí khoảng 50.000 đồng và khoản này không áp dụng khi khách mua trực tuyến trên trang web, ứng dụng điện thoại chính thức của hãng, hoặc các kênh bán vé máy bay trực tuyến chính thức khác (ngân hàng liên kết, đại lý điện tử như Traveloka, aBay, VnPay...).

Ngoài ra, các khoản phụ thu dịch vụ tăng thêm (không bắt buộc) tùy theo nhu cầu của hành khách (chọn chỗ ngồi, mua thêm hành lý ký gửi, chọn suất ăn, bảo hiểm du lịch...) cũng được các hãng niêm yết, công khai trên website chính thức của các hãng, khi khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ sẽ nhận được thông tin đầy đủ về chi phí phải trả trước khi thanh toán.

Kết quả rà soát này được Cục Hàng không Việt Nam thực hiện trên cơ sở rà soát đối với các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Vietravel Airlines; đồng thời, kiểm tra tại đại lý bán vé của hãng với 2 đại lý bán vé/hãng của Vietnam Airlines, Vietjet và đại lý bán vé/hãng của Bamboo Airways, Vietravel Airlines.

  • SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, CASA tăng mạnh

    Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, số dư CASA tăng cao, đạt 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số kinh doanh khác đều có sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả. Bên cạnh đó SeABank cũng thành công huy động 255 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế.
  • NHNN: Bám sát diễn biến, thúc đẩy tín dụng hỗ trợ nền kinh tế

    Đến ngày 28/6, tín dụng nền kinh tế tăng 6% so với cuối năm 2023, tín dụng tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, đáp ứng các xu hướng mới như tín dụng xanh. NHNN khuyến khích tạo hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) bằng các nguồn lực hiện có, nhưng phải hài hòa các chính, bảo đảm các mục tiêu ngắn và dài hạn, thúc đẩy tăng trưởng đi đôi với kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý.
  • Dự báo tới năm 2030 có hơn 1,2 tỷ tấn hàng hóa qua cảng biển

    Theo quy hoạch Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ, dự báo tới năm 2030, sản lượng hàng hóa qua các khu vực cảng biển sẽ đạt khoảng 1,2 - 1,4 tỷ tấn, với sản lượng hàng hóa container tính theo Teu dự kiến khoảng 46,3 - 54,34 triệu Teu.
  • Nhà bán lẻ bình ổn, không để lương tăng, giá tăng

    Ghi nhận gần một tháng kể từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng cho thấy, giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tại TP Hồ Chí Minh tương đối ổn định và đảm bảo nguồn cung dồi dào. Đồng thời, các nhà bán lẻ nỗ lực bình ổn giá và không để "lương tăng giá tăng".
  • Trợ lực lớn cho bất động sản công nghiệp

    Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam (Công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại của Mỹ tại Việt Nam) nhận xét: Bất động sản khu công nghiệp vẫn tiếp tục là điểm sáng trong thời gian tới, nhất là khi Việt Nam hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện đất công nghiệp cho thuê có tỷ lệ lấp đầy cao, gần như 100%.